Rượu Vang Nếp
là sản phẩm rượu đặc sản của người Việt Nam kết hợp với công nghệ ủ của phương Tây, có độ rượu nhẹ, lên men trực tiếp từ gạo nếp nguyên cám, không qua chưng cất, có màu vàng nâu óng ánh, vị ngọt đậm đà, nồng ấm. Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
(Quy trình sản xuất rượu vang nếp)
Rượu vang nếp chứa các chất dinh dưỡng như: mangan, photpho, sắt, chất xơ, axit béo với hàm lượng cao,
Rượu vang nếp chứa nhiều vitamin nhóm B như B1, B3, B6 giúp bồi dưỡng cơ thể, kích thích chuyển hóa thức ăn… Hàm lượng các hợp chất anthocyanin tương đối cao, có tác dụng giúp cơ thể chống quá trình oxy hóa, giảm stress, có khả năng kháng viêm, giảm cholesterol xấu, ngăn xơ vữa động mạch, chống tiểu đường…
Thời gian ủ rượu vang cũng quyết định đến chất lượng của rượu.
- Rượu vang nếp một năm.
- Rượu vang nếp hai năm.
- Rượu vang nếp ba năm.
(Cách phân biệt rượu vang nếp BeliFoods)
Cách thưởng thức Vang nếp.
Để thưởng thức rượu vang thơm ngon thì Rượu Vang Nếp nên ướp lạnh 14 – 18oC, ít nhất trong 8 giờ.
Rót ra 1/3 ly, quan sát màu sắc và độ sánh của Vang Nếp. Sắc màu của Vang Nếp được chuyển hóa hữu cơ từ vàng rơm → vàng gold → hổ phách → huyết dụ theo thời gian được ủ.
Lắc nhẹ ly để không khí quyện vào Vang Nếp, giúp khai mở hương vị rượu.
Hãy cầm ở chân ly để hạn chế ảnh hưởng tới hương vị nguyên bản của Vang Nếp.
Sau khi rượu được lắc nhẹ sánh lên thành ly và từ từ trôi xuống, hãy ghé mũi vào miệng ly để ngửi và cảm nhận hết hương vị đặc trưng và hoàn toàn tự nhiên chỉ có ở Vang Nếp. Đầu tiên, mùi thơm nồng, hơi cay nóng xộc vào mũi. Tiếp đến, hương thơm thảo quả mạnh mẽ, khoan khoái dễ chịu. Ở tầng thứ 3, có chút hương thơm vừa giống gỗ thơm, vừa giống ô mai. Tiếp nữa, thoang thoảng mùi khói bếp mà tôi còn nhớ mãi vì nhen lửa mãi mà không xong nên phải nhờ Má trợ giúp. Ở tầng thứ 5, mùi thơm ngọt nồng nàn của Nếp, chính nó – không trộn lẫn vào đâu được!
Không thể đợi lâu hơn nữa, ngậm một chút Vang Nếp trong vòm họng, hãy để những giọt rượu từ từ lan tỏa khắp lưỡi trước khi vào cuống họng, nhắm mắt lại, ngửa cổ ra phía sau rồi từ từ mở mắt trong tư thế ngả đầu, nhấm nháp dư vị Vang Nếp: Vị ngọt thanh dìu dịu của cam thảo, có chút cay nóng, hơi the the của bạc hà. Rồi vị cay đậm dần có chút tê lưỡi, chạm đến từng chân răng, hơi ấm lan tỏa đến vành tai. Dư vị còn sót lại là chút ngọt thanh tươi mát, chút béo bùi của Nếp và ngạc nhiên hơn hết là chút chát chát trong vòm họng, thoáng nhẹ khiến ta không thể nào nắm bắt mà những dòng Vang Nếp trước đó không có được.
Thời gian là món quà quý giá! Nhờ có thời gian mà Vang Nếp dần trưởng thành từ cô gái nóng bỏng, rực rỡ đến điềm đạm, sâu lắng.