Ngày đăng: 01:25 PM 03/10/2019 - Lượt xem: 19743
Mắc ca (macadamia), loại quả được mệnh danh là “hoàng hậu hạt khô” và đã trở nến quá quen thuộc hiện nay về độ dinh dưỡng dối với sức khỏe. Vậy còn hạt mắc ca hữu cơ thì sao?
Mắc ca và thực phẩm hữu cơ.
1. Thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì?
Nếu người Việt xem thực phẩm hữu cơ là một khái niệm mới và còn khá xa lạ thì với phương Tây, thực phẩm hữu cơ từ lâu đã trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Cụ thể, người Mỹ đã chi 39.1 đô la cho sản phẩm hữu cơ trong năm 2014, tăng thêm 11% cho năm 2015, con số này tiếp tục tăng và không có dấu hiệu chậm lại qua các năm tiếp theo.
Vậy thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì?
Thuật ngữ “hữu cơ” dùng để chỉ quá trình sản xuất một số loại thực phẩm nhất định. Thực phẩm hữu cơ là khái niệm để chỉ các thực phẩm được nuôi hoặc trồng mà không sử dụng:
-Hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…)
-Hormone kích thích tăng trưởng
-Kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen
Một số sản phẩm chế biến sẵn yêu cầu không có phụ gia thực phẩm nhân tạo như chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt nhân tạo, hương liệu hay bột ngọt (MSG hay còn gọi là mì chính).
Thực phẩm hữu cơ đa dạng từ thực phẩm tươi cá, thịt, trứng, rau cho đến các sản phẩm làm từ sữa, thịt, thực phẩm chế biến sẵn như soda, bánh quy, ngũ cốc...Chính vì thế, đừng nghĩ, thực phẩm hữu cơ (Organic) chỉ có rau xanh nhé.
2. Mắc ca organic có ở đâu?
Do những yêu cầu khắt khe về thổ nhưỡng cũng như khí hậu nên trên thế giới chỉ có một số vùng nhất định có thể trồng và làm cho cây mắc ca nhân giống, ra quả.
Những vùng tiêu biểu sản xuất ra mắc ca trên thế giới có thể kể đến như Úc, Việt Nam, Nam Phi và Trung quốc.
Đã phần cây mắc ca hiện nay được trồng theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, thực phẩm sạch. Nghĩa là thực phẩm được chứng nhận ATVSTP, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu, phân bón, không chứa kim loại nặng, các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Mắc ca được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ (organic) hiện nay cự kì thưa thớt và chỉ có ở 1 số vùng tại Úc và Châu Phi nên việc mua được hạt mắc ca hữu cơ hiện nay hầu như rất.
Tuy nhiên, do mắc ca là loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng cao và vẫn chưa có kết luận chính thức nào về thực phẩm hữu cơ tốt hơn nên sự khác biệt về dinh dưỡng của mắc ca hữu cơ và mắc ca thông thường hầu như không lớn.
3. Cách phân biệt các loại mắc ca trên thị trường:
Mắc ca Úc:
Đây là loại Mắc ca được nhập khẩu từ Úc, được chia làm hai dạng chính là thô và thành phẩm. Tuy nhiên, chủ yếu trên thị trường hiện nay là dạng thành phẩm, nhân hạt đã được tách vỏ sẵn và sấy khô.
Để tăng thêm tính khoái khẩu khi ăn, hạt Mắc ca Úc thường được tẩm gia vị như muối, mật ong. Dạng Mắc ca này thường được đóng gói nguyên lon và nhập khẩu về Việt Nam.
Mắc ca Trung Quốc:
Mắc ca Trung Quốc rất dễ nhận biết so với các loại hạt Mắc ca khác, vỏ có màu nâu đen bóng, thường được cưa bằng máy rất đều, sắc nét và đẹp mắt. Khi ngửi có mùi thơm, nhân ăn có mùi dầu, không thơm, vị không ngọt, ít béo.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng, hạt Mắc ca thường được trồng rất ít ở Trung Quốc, các chế phẩm hạt Mắc ca Trung Quốc thường được nhập về rồi đóng gói xuất khẩu.
Mắc ca Nam Phi:
Mắc ca Nam Phi có vỏ dày, màu nâu sáng nhưng sần sùi, cuốn dày, nhân ít hơn mắc ca Úc, vị nhạt và bở nhưng thơm và ngon hơn mắc ca Trung Quốc. Ở thị trường việt Nam, đây là loại hạt mắc ca phổ biến nhất.
Mắc ca Việt Nam:
Khí hậu ở các vùng Tây Nguyên nước ta rất thích hợp để trồng cây Mắc ca, vì thế hạt có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Ở Việt Nam, hạt Mắc ca thường được sấy khô cho đến nứt rồi tách nhân, sau đó cung cấp ra thị trường. Để nhận biết mắc ca Việt Nam, bạn có thể nhìn kích thước hạt không đều, vỏ dày, màu nâu đậm, có bột mịn bao quanh nhân.
Riêng về loại mắc ca trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ thì khó tìm và có giá thành cao vì các loại thực phẩm hữu cơ luôn có độ an toàn về vệ sinh thực phẩm cao hơn.
Xem thêm: