Ngày đăng: 06:14 PM 09/05/2020 - Lượt xem: 1984
Cà Mau – đất mũi; nơi địa danh nằm vùng cực Nam của Tổ Quốc không chỉ nổi tiếng với khách du lịch bằng vẻ đẹp vùng sông nước của mình, mà còn về những đặc sản vô cùng độc đáo nơi đây, nhất là những loại khô. Hãy cùng Đặc sản Vina dạo qua vung tiếp giáp của sông ngòi và biển cả này để đến với những đặc sản nơi đây.
Vùng đất trù phú Cà Mau được ưu ái ban tặng nhiều món ngon đặc biệt, trong đó có món khô cá sặc rằn U Minh. Loại cá này sống chủ yếu ở những vùng bị nhiễm phèn mặn, kích thước không lớn chỉ bằng bàn tay người, cá sặc rằn có thịt chắc, dai và thơm hơn ở các vùng khác.
Thưởng thức khô cá sặc rằn U Minh ngon nhất chỉ cần nướng lên rồi chấm với mắm me hoặc chiên, rán tùy thích là đã có thể có món ăn vô cùng đậm đà. Hoặc cũng có thể bỏ phần xương, đem trộn với xoài sống băm sợi hay lá sầu đâu sẽ có món gỏi tuyệt hảo khiến người ăn siêu lòng và nhớ mãi.
Để có những mẻ Khô cá sặc ngon, bà con địa phương thường chọn những con cá sặc còn tươi, làm sạch, bỏ ruột rồi ướp trong nước muối khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó đem phơi trong 1 – 2 nắng để giữ nguyên hương vị cá đậm đà, thịt mềm của cá.
Người dân Cà Mau đặc biệt là người dân thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời kinh tế đa phần là dựa vào đánh bắt thủy sản, và một trong những loại thủy sản mang lại hiệu quả nơi đây trong đó có loài cá ngân chỉ.
Cá ngân chỉ (chỉ vàng) là loài cá nước mặn sống ở ven bờ và ăn các loài sinh vật nổi. Loài cá này được phân bổ ở biển mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Thân cá hình thoi, dẹp hai bên dọc thân cá có một sọc vàng óng ánh chạy thẳng từ sau mắt đến gần đuôi, chính vì vậy cá được gọi là cá chỉ vàng. Loài cá này người ta có thể sử dụng khi cá tươi hoặc chế biến thành đồ khô mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Cá chỉ vàng khi đánh bắt về với số lượng rất lớn, sau khi phân loại thành các chủng loại to nhỏ khác nhau người ta có thể sử dụng cá tươi để chế biến các món ăn thuần túy đơn giản. Đối với cá được sơ chế qua thành khô cá chỉ vàng hay cá chỉ vàng tẩm để có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt như nướng, chiên vàng phục vụ trong các bữa tiệc.
Xét về khía cạnh kinh tế thì khô cá chỉ vàng đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần nhưng kèm theo đó là công sức tương đối nhiều, đòi hỏi sự kỳ công mới có những sản phẩm chất lượng nhất. Bản thân thịt cá chỉ vàng rất ngon và có vị hơi ngọt, khi người ta chế biến thành đồ khô đã tẩm thêm gia vị như đường để tăng độ ngọt và nâng cao giá trị sản phẩm để làm ra các món ăn không thể thiếu trong cuộc sống đời thường.
Cá Đuối có rất nhiều chủng loại từ cá Đuối sen, cá Đuối đen, cá Đuối bông,...Nó sống ở nhiều khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam cá Đuối được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng biển thuộc Cà Mau, Phan Thiết, Vũng Tàu,....Hình dáng bên ngoài của loài cá này hoàn toàn khác biệt. Nó có thân dẹp, đuôi dài. Phần thân của nó to ra theo bề ngang như cánh quạt. Chính vì thân cá dẹt như vậy nên nó dễ dàng chui xuống cát khi phát hiện kẻ thù tấn công.
Do trọng lượng cá Đuối khá to nên khi bắt cá lên ngoài chế biến các món ăn như nấu lẩu, kho sả nghệ, chiên mặn....Nhiều người đã dùng thịt cá chế biến thành khô. Công đoạn đầu tiên của quá trình làm khô là làm sạch cá. Sau khi cá được làm sạch người làm khô sẽ tách thịt ra khỏi xương và mang đi tẩm ướp.
Do phần thân cá quá to bạn nên người ta phải xẻ cá ra từng mảng để ướp cá cho thấm vị. Tốt nhất bạn nên khứa cá theo hình nan quạt sao cho dễ phơi. Gia vị không thể thiếu ở khâu tẩm ướp là nước mắm, đường, ớt và sả nhuyễn. Ớt và sả băm nhuyễn trộn đều với đường, nước mắm cho vào cá. Cá thấm sẽ được mang đi phơi nắng. Để thịt cá nhanh se và khô đều bạn cần chịu khó lật mặt liên tục. Khô phơi tầm hai nắng là có thể dùng được, lúc này chỉ cần bảo quản cẩn thận là được. Khô cá Đuối thành phẩm để được coi là ngon phải đạt độ khô tiêu chuẩn, thịt không quá cứng cũng không được quá mềm.
Cá đù hay còn gọi là cá lù đù thường sống tầng vùng đáy bùn cát, bơi theo đàn phổ biến ở vùng biển miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Cá đù có nhiều loại: Cá đù kẽm, cá đù sóc, cá đù đen... loài cá này có thân bầu dục dài, đầu to, vây lưng có tia gai cứng, răng nhỏ, bóng hơi lớn, dày.
Cá đù được chọn làm cá khô một nắng hay khô cá là cá đù sóc bởi loài cá này có kích thước lớn, cá béo hơn, ít xương, nhiều thịt rất thơm ngon. Lựa cá xong thì mang về làm sạch cắt bỏ mang, ruột cá rửa sạch lóc xương rồi ngâm với nước muối vớt ra để ráo. Canh nắng to lên là đem cá ra phơi, cá được treo lên hoặc phơi trên vỉ phên rồi phơi nơi cao ráo, cá tiếp xúc trực tiếp với nắng khô se đầu 2 mặt. Khi phơi nhớ canh trở đều đặn để cá khô nhanh hơn.
Cá đù được chọn làm cá khô một nắng hay khô cá là cá đù sóc bởi loài cá này có kích thước lớn, cá béo hơn, ít xương, nhiều thịt rất thơm ngon. Lựa cá xong thì mang về làm sạch cắt bỏ mang, ruột cá rửa sạch lóc xương rồi ngâm với nước muối vớt ra để ráo. Canh nắng to lên là đem cá ra phơi, cá được treo lên hoặc phơi trên vỉ phên rồi phơi nơi cao ráo, cá tiếp xúc trực tiếp với nắng khô se đầu 2 mặt. Khi phơi nhớ canh trở đều đặn để cá khô nhanh hơn.
Khô cá đù thường phơi khoảng 3 nắng to là có thể thu hoạch, để nguội rồi đóng thành bao gói bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh rồi đem dùng dần. Khô cá đù thơm ngon hấp dẫn không kém cá tươi, vị cá ngọt ngon kết hợp vị mặn của muối biển và nắng gió tự nhiên, giúp sản phẩm có hương vị độc đáo hơn hẳn.
Tại sao phải không phải là tôm khô Cà Mau – đặc sản thượng hạng của đất mũi mà là tôm tích. Chắc chắn loại khô tôm tích này phải có điều gì đặc biệt ở đây nên mới được người dân ưu ái đặt cho một thương hiệu riêng như vậy.
Tôm khô Cà Mau chính hiệu được làm từ tôm đất tươi sống, còn khô tôm tích Cà Mau thì được làm từ chính loại tôm tích. Sở dĩ gọi tôm tích là để phân biệt với các loại tôm khác, đồng thời cũng mô tả đặc trưng hình dáng của chúng. Thân thon dài, đuôi giống tôm nhưng đầu thì lại khác tôm, bè dần về phía đuôi theo hình tam giác, cặp càng cũng khác biệt khi mang hình dáng của bọ ngựa. Với hình thù đặc trưng này, thì tôm tích còn có thêm nhiều cái tên khác như bàn chải, bề bề theo cách gọi của miền Bắc hay gọi lái là tôm tít. Vì là loại giáp xác biển nên tập tính sống của chúng là ăn vi sinh vật, các loại cá nhỏ và ở những vùng biển giáp cửa sông giàu phù sa. Cũng bởi lí do trên mà Cà Mau trở thành nơi trú ngụ và sản xuất khô tôm tích ngon nhất cả nước.
Cùng là tôm khô, cách ăn giống nhau, vị ngon sánh ngang nhau nhưng quy trình chế biến khô tôm tích lại khá đặc biệt. Món ăn ngon phải chọn nguyên liệu ngon, nên các hộ dân làm khô thường chọn những con tôm còn tươi sống, to bằng một ngón tay, tính trọng lượng thì khoảng 200g/con. Để kịp nắng và cho thành phẩm khô ngon, các công đoạn chế biến được thực hiện từ sáng sớm. Đầu tiên, tôm được rửa sạch, bóc vỏ rồi rửa sạch lại một lần nữa trước khi mang đi tẩm ướp gia vị. Khi gia vị ngấm thì mang đi ép mỏng và cuối cùng đem phơi khô dưới nắng thật tốt. Trong quá trình phơi cần lật mặt để tôm ráo nước và khô đều. Các công đoạn này luôn được xử lý bằng bàn tay của những người thợ lành nghề.
(Còn tiếp …)
Xem thêm:
- Những món đặc sản Việt Nam khiến khách Tây sợ hãi.
- Mắc ca Đà Lạt "Made in Việt Nam", sánh vai cùng hàng ngoại
- Bạn biết gì về hạt điều Việt Nam?